Nhiệt miệng (loét miệng) là những vết loét nhỏ bên trong miệng. Vết nhiệt có màu trắng, hình tròn, thường xuất hiện vùng trong môi, ở phần sau của vòm miệng, trên má hoặc trên lưỡi.
Nguyên nhân nhiệt miệng ở trẻ em
Hiện nay các chuyên gia và bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân chính xác cho tình trạng nhiệt miệng ở trẻ em. Nhưng họ đưa ra một số yếu tố được cho là góp phần gây nên nhiệt miệng ở trẻ, đó là:
- Hệ thống miễn dịch suy yếu
- Dị ứng với thực phẩm, chẳng hạn như cà phê, socola, pho mát, các loại hạt và trái cây họ cam quýt.
- Căng thẳng kéo dài
- Virus và vi khuẩn
- Vết thương ở miệng
- Thiếu dinh dưỡng
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
- Kích ứng từ niềng răng chỉnh nha
Trên đây là một vài nguyên nhân nhiệt miệng phổ biến. Nhiệt miệng thường xuất hiện lần đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 19. Tuy vết loét có thể lành lại sau 5 đến 7 ngày, nhiều trường hợp ngoài 7 ngày, nhưng nó có thể quay lại trong một vài năm sau. Ngoài ra, nhiệt miệng ở trẻ em là do yếu tố nội tiết và nó không lây lan từ đứa trẻ này sang đứa trẻ khác.
Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ
Nhìn chung, cách trị nhiệt miệng ở trẻ em sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, tuổi tác và sức khoẻ chung của đứa trẻ. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết nhiệt miệng. Tuy nhiên, vẫn có một số cách chữa nhiệt miệng giúp bé giảm đau rát, khó chịu do vết loét gây ra, đó là:
- Uống nhiều nước hơn
- Uống acetaminophen khi bị sốt hoặc đau
- Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Sử dụng thuốc ngoài da để giúp giảm đau vết loét
- Sử dụng nước súc miệng để giảm đau và sát trùng vết thương
- Cho trẻ ngậm mật ong hoặc dùng mật ong thoa lên vết thương sẽ giúp vết nhiệt mau lành hơn
Bên cạnh đó, trong quá trình trẻ bị nhiệt miệng, bạn nên chú ý một số điều sau đây:
có thể hạn chế cho con ăn thức ăn cay, mặn hoặc chua bởi những thực phẩm này có thể làm cho miệng bị kích thích hơn.
- Tránh ăn thực phẩm như khoai tây chiên và các loại hạt, có thể gây kích ứng dị ứng và các phần mô mềm khác
- Hạn chế dùng kem đánh răng có chứa thành phần SLS
- Chỉ dùng bàn chải đánh răng có lông mềm và cẩn thận không chải răng quá mạnh
- Nên tránh ăn thức ăn cay, mặn và có tính axit có thể gây kích ứng vết loét.
- Tránh bất kỳ loại thực phẩm nào mà trẻ bị dị ứng
Ngoài việc quan tâm đến cách chữa nhiệt miệng cho trẻ, bạn cũng nên lưu ý một vài thực phẩm trẻ có thể ăn để giúp vết loét mau lành hơn, rút ngắn thời gian nhiệt miệng.
Bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Để làm giảm tình trạng nhiệt miệng ở trẻ em, bạn có thể cho trẻ ăn một số loại thực phẩm sau:
Các loại rau củ, trái cây
Khi trẻ bị nhiệt miệng, bạn nên để trẻ ăn nhiều trái cây và các loại rau xanh để cung cấp vitamin nhóm B, C, các khoáng chất như sắt, kẽm. Những dưỡng chất này sẽ ngăn ngừa được các thương tổn lên vùng niêm mạc và các vùng da xung quanh miệng. Một số loại rau củ quả bao gồm: cà chua, cà rốt, rau cải xanh…
Uống nhiều nước
Thiếu nước cũng là một nhân tố gây nên tình trạng nhiệt miệng, vậy nên để giảm thời gian nhiệt miệng ở trẻ em kéo dài thì bạn nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
Thực phẩm giàu sắt
Sắt giúp sản sinh ra máu trong cơ thể, sắt còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Một số thực phẩm bổ sung sắt bao gồm: trứng gà, thịt bò, các loại hạt, súp lơ…
Sữa chua
Sữa chua là một thực phẩm rất dễ ăn mà lại được trẻ nhỏ vô cùng yêu thích. Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn lactobacillus acidophilus có tác dụng chống lại các vi khuẩn có hại trong miệng, rút ngắn thời gian lành vết thương. Sữa chua có tính mát nên cũng có thể sử dụng để làm dịu các cơn đau rát do nhiệt miệng gây ra.
Nước rau má
Chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng rau má là phương pháp dân gian khá hiệu quả bởi rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp làm mát gan và thanh lọc cơ thể. Vì vậy, khi trẻ bị nhiệt miệng, bạn hãy cho chúng uống nước rau má thường xuyên để giúp vết loét nhanh chóng được phục hồi.
Trên đây là một vài thông tin về nguyên nhân và cách trị nhiệt miệng ở trẻ em mà NCK muốn chia sẻ tới bạn đọc. Để hạn chế tình trạng trẻ bị nhiệt vào những lần tới, bạn nên chú ý nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị nhiệt miệng để tránh lặp lại vào những lần sau. Hơn hết, cho trẻ uống đủ nước, các loại rau củ, và dùng các thực phẩm có tính mát là biện pháp an toàn mà lại rất hiệu quả. Hi vọng những thông tin trên sẽ có ích với bạn.
Cảm ơn đã theo dõi!
Công ty TNHH Nông dược công nghệ cao NCK Farmacy
Địa chỉ: Số 18e, ngách 46/44 Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân,HN
SĐT: 0945 275 357
Website: https://nckfarmacy.com.vn
Email: nckfarmacy@gmail.com